Đỉnh đồng được sử dụng làm đồ thờ cúng của nhiều gia đình người Việt. Trên bàn thờ gia tiên, đỉnh đồng được xem là một món đồ vô cùng quý báu và được đặc biệt tôn quý. Đây là một nét truyền thống trong phong tục thờ cúng tổ tiên của nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của bộ đỉnh đồng đại phát trong thờ cúng.
Bộ đỉnh đồng quan trọng nhất là đỉnh đồng ở trung tâm. Đỉnh đồng thường được đúc bằng nguyên liệu đồng vàng hoặc nguyên chất. Hoa văn song long chầu nguyệt tinh xảo và cầu kỳ. Đỉnh đồng được thiết kế cân đối, với nhiều bộ phận cấu thành như nắp, tai, thân, đế. Tất cả đều được chạm khắc hoa văn đồng bộ, khiến ai nhìn vào cũng phải trầm trồ kinh ngạc.
Đi kèm với đình đồng là bộ đôi chân nến để tạo nên bộ đỉnh đồng đại phát hoàn chỉnh cho không gian thờ cúng. Đôi chân nên thường được thiết kế là một đôi hạc hoặc đôi chân nến có hoa văn tương đồng với đỉnh đồng. Như vậy bộ đỉnh đồng mới có một sự hòa quyện hoàn hảo.
Đỉnh đồng là nơi để đốt trầm hương. Mùi hương của trầm hương sẽ mang tấm lòng thành của những người thờ cúng đến với tổ tiên. Hương thơm từ khói trầm hương giúp hóa giải những hung khí và mang lại sự hòa thuận, tăng tiến, thịnh vượng cho gia chủ.
Có thể nói, đỉnh đồng là cấu nối giữa hai cõi âm dương. Là nơi con cháu bày tỏ lòng thành kính sâu sắc với ông bà, tổ tiên. Đó cũng là nơi gia tiên giáng ngự, phù hộ may mắn, bình an cho con cháu trong nhà.
Bộ đỉnh đồng được đặt tại vị trí trung tâm của không gian thờ cúng, bàn thờ tổ tiên để mang lại may mắn tài lộc cho gia đình. Đôi chân nến được đặt đối xứng hai bên đỉnh đồng, ở vị trí cao nhất bàn thờ.
Nói tóm lại, trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, bộ đỉnh đồng dường như đã ăn sâu vào tiềm thức và trái tim của mỗi người con. Đó là tấm lòng thành kính với gia tiên, đó là văn hóa truyền thống của đất nước.